Hoàn thành dự án và bàn giao 3 tòa nhà, với gần 900 căn hộ từ cuối năm 2012, dự án nhà ở thu nhập thấp Kiến Hưng (quận Hà Đông) do CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai làm chủ đầu tư từng là hình mẫu về nhà ở xã hội tại Hà Nội. Các cư dân dự án này từng phải vất vả trải qua nhiều vòng “tuyển” với tỷ lệ chọi khá lớn mới mua được căn hộ tại đây. Thế nhưng, sau gần 6 năm đưa vào khai thác, hàng nghìn cư dân đã chuyển về sinh sống, khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng vẫn là một “ốc đảo”, với nhiều cái “không”.
Cụ thể, khu nhà ở này vẫn nằm giữa khu đất, chưa có sự kết nối với khu dân cư, khiến việc đi lại của cư dân gặp nhiều khó khăn. Các hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, trung tâm y tế, chợ, khu vui chơi vẫn chưa có, nên từ nhiều năm nay, người dân sống tại đây vẫn phải sử dụng ké các hạ tầng xã hội của khu dân cư trên địa bàn.
Thiếu hạ tầng dịch vụ, một số dịch vụ tự phát như chợ tạm, quán giải khát mọc lên và không có sự quản lý, khiến khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng càng trở nên nhếch nhác.
Bà Mão, một chủ căn hộ sống tại tòa 19T5, Khu đô thị Kiến Hưng cho biết, cư dân đã có nhiều kiến nghị đến chính quyền, chủ đầu tư để hoàn thiện các tiện ích và hạ tầng cho Khu đô thị, nhưng chưa được đáp ứng.
Sau gần 6 năm sống thiếu thốn, bà Mão cho biết, đa số người dân đã phải buộc phải làm quen với các tiện ích nghèo nàn, vì có kêu mãi cũng không được.
Không chỉ ngoài trung tâm, cư dân sống trong các dự án nhà tái định cư và nhà thương mại giá rẻ ở trung tâm Thành phố cũng phải chấp nhận cảnh sống thiếu thốn đủ thứ tiện ích.
Một cư dân sống tại Khu nhà tái định cư N3B, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính cho biết, dù biết khu nhà này có chất lượng thấp, không có nhiều dịch vụ, nhưng do gần trung tâm, nên từng có sức hút với nhiều người.
Cụ thể, hiện hầu hết mặt bằng tầng 1 các tòa nhà trong khu nhà tái định cư đều đã được Ban quản lý cơi nới cho thuê kinh doanh. Trong khi đó, nhiều hộ dân có điều kiện đã chuyển nhà và cho thuê lại căn hộ làm văn phòng, khiến phần lớn sân chơi, vỉa hè dự án bị biến thành bãi gửi xe. Trong khi hệ thống thang máy thường xuyên hỏng hóc vì quá tải.
Cụ thể, khu nhà ở này vẫn nằm giữa khu đất, chưa có sự kết nối với khu dân cư, khiến việc đi lại của cư dân gặp nhiều khó khăn. Các hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, trung tâm y tế, chợ, khu vui chơi vẫn chưa có, nên từ nhiều năm nay, người dân sống tại đây vẫn phải sử dụng ké các hạ tầng xã hội của khu dân cư trên địa bàn.
Thiếu hạ tầng dịch vụ, một số dịch vụ tự phát như chợ tạm, quán giải khát mọc lên và không có sự quản lý, khiến khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng càng trở nên nhếch nhác.
Bà Mão, một chủ căn hộ sống tại tòa 19T5, Khu đô thị Kiến Hưng cho biết, cư dân đã có nhiều kiến nghị đến chính quyền, chủ đầu tư để hoàn thiện các tiện ích và hạ tầng cho Khu đô thị, nhưng chưa được đáp ứng.
Sau gần 6 năm sống thiếu thốn, bà Mão cho biết, đa số người dân đã phải buộc phải làm quen với các tiện ích nghèo nàn, vì có kêu mãi cũng không được.
Không chỉ ngoài trung tâm, cư dân sống trong các dự án nhà tái định cư và nhà thương mại giá rẻ ở trung tâm Thành phố cũng phải chấp nhận cảnh sống thiếu thốn đủ thứ tiện ích.
Một cư dân sống tại Khu nhà tái định cư N3B, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính cho biết, dù biết khu nhà này có chất lượng thấp, không có nhiều dịch vụ, nhưng do gần trung tâm, nên từng có sức hút với nhiều người.
Việc bị lấn chiếm hết không gian và tiện ích khiến khu nhà tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính nhếch nhác. Ảnh: Phương Anh
Tuy nhiên, theo quan sát của Đầu tư Bất động sản, dù khu nhà tái định cư Trung Hòa nằm ngay khu trung tâm quận Cầu Giấy, chỉ cách các tòa cao cấp như Mandarin Garden, N04, N05, 24T, 34T một con đường, nhưng cuộc sống và sinh hoạt của cư dân khu tái định cư và của các chung cư lân cận là hoàn toàn khác nhau. Tại đây, không gian và các tiện ích của dự án đều bị chiếm dụng, khiến cư dân sống tại đây phải chấp nhận sống… nghèo!Cụ thể, hiện hầu hết mặt bằng tầng 1 các tòa nhà trong khu nhà tái định cư đều đã được Ban quản lý cơi nới cho thuê kinh doanh. Trong khi đó, nhiều hộ dân có điều kiện đã chuyển nhà và cho thuê lại căn hộ làm văn phòng, khiến phần lớn sân chơi, vỉa hè dự án bị biến thành bãi gửi xe. Trong khi hệ thống thang máy thường xuyên hỏng hóc vì quá tải.
Nắm bắt được xu thế và nhu cầu càng cao của người dân,một số chủ đầu tư đã phát triển mạnh hơn các phân khúc chung cư có đầy đủ các tiện ích cây xanh để nâng cao đời sống của cư dân như dự án Goldmark City ở 136 Hồ Tùng Mậu,dự án Vinhomes Liễu Giai ở 29 Liễu Giai Ba Đình Hà Nội và 1 số dự án khác trên địa bàn TP Hà Nội
Không chỉ dự án nhà ở xã hội,hay dự án tái dịnh cư trong trung tâm người dân mới phải chịu cảnh sống khó khăn do bị "cô lập", thiếu tiện ích, hạ tầng, mà tại Hà Nội, một số dự án nhà thương mại giá rẻ khác sau khi bàn giao nhà cho khách hàng xong, chủ đầu tư cũng “đem con bỏ chợ”. Đơn cử như Dự án Thăng Long Victory.
Một cư dân sinh sống tại tòa T1, Dự án Thăng Long Victory, Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, nhận bàn giao căn hộ từ trước Tết Nguyên đán 2016. Tuy nhiên, dù được quảng cáo là tổ hợp với nhiều tiện ích, nhưng tòa chung cư T1 vẫn chỉ là một nơi để "chui ra, chui vào", chứ không phải một nơi đáng sống. Bởi các tiện ích thiết yếu như trường học, y tế, chợ, hoạt động vui chơi…, cư dân vẫn phải sử dụng nhờ khu dân cư lân cận.
Theo: Cafeland
0 comments :
Post a Comment