Phòng Kinh doanh:

Mr Hoàng

0934 666 418

Ms Huyền

0967 069 968

tranghoangbds@gmail.com

Bất động sản mất giá vì nút thắt cơ sở hạ tầng giao thông

Theo phân tích của giới kinh doanh bất động sản, một dự án được đưa ra thị trường trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những yếu tố cơ bản như vị trí, giá cả, thì tiêu chí quan trọng để khách hàng quyết định xuống tiền là tình hình giao thông hàng ngày của khu vực dự án đó có thông thoáng không, có bị ngập do mưa và triều cường không…?

Nhiều dự án tọa lạc ở khu trung tâm, giá chào bán “mềm” hơn so với các dự án cùng khu vực, tuy nhiên chỉ vì mỗi con đường dẫn vào dự án bị kẹt xe triền miên, đã khiến dự án mất giá. Chẳng hạn, tuy quận 2, Tp.HCM hiện được đánh giá là tâm điểm của thị trường BĐS khu Đông nói riêng và Thành phố nói chung, song các dự án nằm trong Khu đô thị Cát Lái như Dự án Citibella hay Phố Đông..., mặc dù có vị trí tốt, giá khá hấp dẫn, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng. Lý do chủ yếu là bởi con đường Đồng Văn Cống, tuyến đường độc đạo vào Khu đô thị Cát Lái thường xuyên bị kẹt xe. Bên cạnh đó, do đây là con đường vào cảng Cát Lái, vì vậy mỗi ngày phải gồng mình đón nhận hàng trăm lượt xe container, khiến con đường bị xuống cấp, người đi đường cảm thấy bất an.

Bất động sản mất giá vì nút thắt cơ sở hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông Tp.HCM đang được đầu tư mạnh, song vẫn chưa theo kịp với
sự phát triển rầm rộ của các dự án BĐS.

Trong khi ở khu Đông, áp lực hạ tầng giao thông đang đè nặng Khu đô thị Cát Lái, thì ở khu Nam, áp lực giao thông và bài toán phát triển thị trường BĐS cũng đang được đặt ra. Bên cạnh khu Đông, khu Nam Sài Gòn cũng đang là tâm điểm chú ý của thị trường nhiều năm qua, nhưng trong khi dân số gia tăng nhanh, tốc độ dự án phát triển rầm rộ, thì hạ tầng không theo kịp, khiến tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra trên một số tuyến đường. Điển hình nhất về kẹt xe trong giờ cao điểm nhất hiện nay là cầu Kênh Tẻ nối với đường Nguyễn Hữu Thọ thuộc quận 7.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhận định, đô thị Thành phố đang phát triển rất mạnh về hướng Đông và Nam. Song, đây cũng là vấn đề lo lắng và cần phải tính toán, vì Đông - Nam là hướng thoát nước tự nhiên của Thành phố và cũng là một nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng ngập úng diện rộng.

Tuyến đường này được xem là huyết mạch của khu Nam trong việc kết nối huyện Nhà Bè và quận 7 vào trung tâm Sài Gòn, đồng thời là tuyến đường trọng điểm có nhiều dự án bất động sản nhất của khu Nam Sài Gòn.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM kiến nghị, bên cạnh nhiều giải pháp đã thực hiện, đề nghị UBND Tp.HCM và Sở Quy hoạch - Kiến trúc cần quản lý chặt chẽ, thống nhất cốt sang nền trên phạm vi toàn Thành phố đối với tất cả các dự án có hoạt động cải tạo, san lấp mặt bằng, trong đó có dự án BĐS, với nguyên tắc phải hoàn trả bằng hoặc lớn hơn diện tích mặt nước đã bị san lấp. Ngoài ra, đề nghị Thành phố tăng cường phát triển hạ tầng giao thông và có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để phát triển đô thị về hướng Tây Bắc - khu vực cao, ít chịu tác động của tình trạng nước biển dâng, biến đổi khí hậu trong tương lai gần.

Nhiều chuyên gia BĐS cảnh báo, với tốc độ phát triển rầm rộ các dự án ở khu Nam như hiện nay, nếu không có chiến lược phát triển hạ tầng thì tình trạng quá tải hạ tầng sẽ diễn ra trong vài năm tới.
Chuyển hướng đón đầu hạ tầng

Trước áp lực về hạ tầng giao thông, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp địa ốc có xu hướng chọn khu vực có hạ tầng phát triển tốt hoặc có quy hoạch phát triển mạnh hạ tầng để phát triển dự án.

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, khi đầu tư các dự án BĐS, yếu tố hạ tầng giao thông có thuận lợi cho dự án không luôn được Hưng Thịnh quan tâm xem xét. Thời gian qua, Hưng Thịnh đã chuyển hướng về khu Đông và khu Nam, các dự án của Hưng Thịnh hầu hết đều nằm ở những vị trí đắc địa và thuận lợi về giao thông nên được khách hàng đón nhận tích cực.

Không chỉ có Hưng Thịnh, các doanh nghiệp địa ốc lớn như Đất Xanh, Him Lam, Novaland,... cũng có sự chuyển hướng trong việc phát triển các dự án. Đơn cử, trước đây Novaland phát triển mạnh các dự án tại các quận nội thành, nhưng nay chuyển hướng sang khu Đông với các dự án lớn như The Sun Avennue và gần đây nhất là Dự án Khu đô thị Lake View 30 ha tại quận 2. Hay Him Lam chuyển hướng về khu Đông với Dự án Him Lam Phú Đông và sắp tới có thể là dự án Đông Nam....

Còn với chủ đầu tư tập đoàn Vingroup không những dự án của tập đoàn này có vị trí trung tâm đắc địa mà với tiềm lực tài chính của mình chủ đầu tư này đã bỏ tiền ra để đầu tư sửa chữa lại các con đường quanh dự án để có cơ sở giao thông tốt hơn cho cư dân của mình và tăng thêm giá trị của dự án.Điển hình là 2 siêu dự án tại 2 TP lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đó là dự án Vinhomes Liễu Giai tại trung tâm quận Ba Đình và Vinhomes Goden River tại Q1.


Theo Đầu tư chứng khoán

0 comments :

Post a Comment